No country for old men – bộ phim ngu xuẩn nhất của mọi thời đại

March 5, 2008

Từ khi bắt đầu viết review nhạc, rồi review phim, chưa bao giờ tôi viết để chê cả, bởi vì nếu mà tôi đã chán album nhạc hay phim nào thì tôi chỉ đơn giản là quên nó đi vĩnh viễn. Nhưng hôm nay lần đầu tiên trong đời, tôi không thể không viết về bộ phim chết tiệt No country for old mên và hai kẻ bất tài mang họ Coen, bởi vì tôi cực kỳ ghét những ai, những cái gì dám nhơn nhơn đón nhận những vinh quang mà chúng không xứng đáng được hưởng, đó là một sự sỉ nhục đối với những người có lòng tự trọng.

Tối nay, sau khi đã nghe đủ mọi lời ca tụng về No country for old men, và chứng kiến bộ phim ngu xuẩn này giành rất nhiều giải thưởng Oscar quan trọng, kể cả phim hay nhấtđạo diễn giỏi nhất cho 2 tên bất lương Coen, phải nói là tôi cực kỳ hi vọng vào một bộ phim kiệt tác, hi vọng vào một bộ phim tăm tối, lôi cuốn từ đầu đến cuối, được dàn dựng bởi những bàn tay bậc thầy. Vâng, quả đúng là bậc thầy, bậc thầy của sự lừa phỉnh. Tôi đã xem anh em Coen trước đây, FargoO brother where art thou, những phim coi cũng đuợc nhưng cũng chẳng thực sự đặc biệt, cảm nhận về hai kẻ tồi tệ này chỉ là những đạo diễn khá nhưng không thực sự quá giỏi, và nay, khi chúng trâng tráo nói cười đi nhận giải thì chúng chính thức trở thành những kẻ bất tài khốn nạn. Và một lần nữa , giải Oscar, giải thưởng điện ảnh hàng năm của nước Huê Kỳ, được người ta tôn thờ, coi như giải thưởng danh giá nhất thế giới, sau bao nhiêu lần gây thất vọng, có thể khẳng định đây là giải thưởng ngu xuẩn nhất thế giới ; những anh tài đích thực như Hithcock, Kubrick cóc cần phải quan tâm đến nó và những gã tài năng cạn kiệt như Martin Scorsese thì hãy cố mà bám vào.

(có spoiler nhưng kệ, đọc cũng chẳng sao vì bộ phim này có biết trước các tình tiết hay không thì nó vẫn cứ tệ hại)

Javier Badern đóng vai một thằng cha ultimate badass, và được giới thiệu ngay từ đầu trong một tình huống cực kỳ phi logic. Trước hết, hắn bị cảnh sát bắt, tại sao hắn, một tay cao thủ đệ nhất (như trong phim sẽ diễn tả) lại bị anh cảnh sát nhà quê bắt ? đek biết. Và rồi anh cảnh sát miền cowboy Texas lại hiên ngang ngồi xoay lưng lại để nói rằng “Này Javier, vai của anh đến đoạn này là phải dùng 2 tay bị còng xiết cổ tôi đấy nhé“. Chắc anh cảnh sát này đã quên những kinh nghiệm của cha ông thời miền Tây hoang dã, một kinh nghiệm quý báu vô ngần và nên được áp dụng sáng tạo : khi chơi bài poker thì vị trí tốt nhất là ngồi sát lưng vào tường (để đéo có thằng nào bắn vào lưng hay xiết cổ anh) . Nhưng những cái đó cũng chỉ là một phần của sự ngu xuẩn trong trường đoạn này, cái ngu xuẩn đáng nói đến hơn đó là cái cách cực kỳ tầm thường mà hai thằng cha đạo diễn đã xây dựng nên nó. Chúng ta gần như nhìn thấy mặt Javier ngay từ những giây đầu tiên tay này xuất hiện. Đó là một cách giới thiệu nhân vật cổ điền và tầm thường nhất, chỉ dành cho những đạo diễn lười sáng tạo, trong khi người ta luôn luôn phải cố đem lại sức nặng ở cảnh cần thiết thì ở đây chúng dek cần . Bạn có thể nói đó là phong cách riêng của anh em của anh em Coen, đúng vậy, phong cách của chúng chính là xử lý hết sức tầm thường như vậy. Một lời khuyên cơ bản cho chúng : hãy cố giấu cái mặt của Badern cho đến khi tay này xiết cổ xong anh cảnh sát.

Đoạn thứ hai nên nói đến đó là cái đoạn mà thằng cha Josh Brolin bị con chó đuổi khi bơi qua sông, đoạn này phải nói là một ví dụ tuyệt vời về thừa phim, thừa thời giờ quay linh tinh và dựng phim thì nát bét. Một loạt các góc quay trên mặt nước mà nhiều scene chỉ dài chưa đến 3 giây trong một khung cảnh tối mù để khán giả không kịp nhận ra rằng cả Josh Brolin lẫn con chó đều không có ở trong đó .

Mà một điều không thể chấp nhận được trong điện ảnh hiện đại là đạo diễn lại có thể lười biếng đến nỗi mà trong những cảnh đối thoại 2 nhân vật dài 5-6 phút, chỉ có độc một kiểu cắt đi cắt lại hai cái mặt. Thật khó hiểu khi người ta có thể gọi thể loại đạo diễn lười sáng tạo, lười suy nghĩ như vậy là “đạo diễn giỏi nhất” , thật là một sự sỉ nhục .

Không hiểu cái cuốn sách gốc nó như thế nào, chứ kịch bản của cái phim này thì dày đặc plot holes. Nhưng cái đó cũng chấp nhận được, có thể bỏ qua, có điều đây là lần đầu tiên được xem một cái phim mà trong đó có 3 vai quan trọng, thì vai ông bô sheriff của Tommy Lee Jones phải đến 30-40 phút (có thể còn hơn) mới lò dò xuất hiện ( thật khó hiểu cho những đạo diễn nào lại đối xử thiếu tôn trọng đến thế với một nhân vật key). Còn vai của Josh Brolin thì sao hả trời, ok tay này xuất hiện ngay từ đầu, său khi nhặt được valy tiền thì chiến đấu rất ác, sắp đạt khá nhà nghề, đối đầu ngang cơ với thằng cha Javier Badern, không hổ danh là cựu chiến binh thiện chiến ở VN năm 1966. Ấy thế mà đột nhiên hắn chết mà chúng ta, những khán giả, không bao giờ biết được người ta đã bắn hắn theo kiểu gì (thật khó hiểu cho những đạo diễn nào lại đối xử thiếu tôn trọng đến thế với một nhân vật key khác) . Rồi cái hộp tiền, sau bao dành giật, cuối cùng thì cả thằng cha Javier Badern cũng không lấy được nốt . Cái đoạn này thật sự rất gợi nhớ đến cặp kính lão trong phim Transformer. Mà có ai biết phim nào cực hay về các cao thủ tranh nhau một cái cặp từ đầu chí cuối không ? Hãy xem Ronin, đó người ta gọi là một kịch bản hay đấy.

Và còn những đoạn đối thoại, độc thoại rẻ tiền, học đòi, những cái đó khỏi nói đến cho phí lời .

Thưa các nhà trí thức, phim không phải là tiểu thuyết, tôi chỉ là một người làm phim thực tế, chỉ biết rằng phim cần có sự mạch lạc nhất định để khán giả có thể kiên nhẫn ngồi xem 90 phút trở lên, tôi muốn thấy nguời ta dàn dựng để kể một câu chuyện sao cho đặc sắc , tôi không quan tâm đến những thứ triết lý sáo rỗng về tội ác và tiền. Một thành viên của imdb đã giật tít thế này : Despicable Snuff Film with Pseudo-Intellectual Pretensions – thật không có gì đúng đắn hơn thế về bộ phim này . Không phủ nhận rằng có nhiều đoạn được làm tốt
trong No country for old men, nhưng những cái đó bất kỳ một đạo diễn lành nghề nào cũng làm được hết, và quan trọng là bộ phim là một tổng thể hoàn chỉnh cơ mà ? Cũng không phủ nhận rằng có nhiều phim ngu hơn phim này nhiều, nhưng những phim đó không giành được Oscar. Thật xấu hổ khi Paul Thomas Anderson, một trong những đạo diễn giỏi nhất thế giới hiện nay, lại thua về tay những kẻ bất tài trâng tráo như anh em nhà Coen.

43 Responses to “No country for old men – bộ phim ngu xuẩn nhất của mọi thời đại”

  1. YoutaM Says:

    Lại được 2 thằng đạo diễn bất tài overrated, càng thêm phản cảm.

  2. kissme Says:

    Xem xong cả tuần mà vẫn chưa hiểu cái phim này đầu cua tai nheo ra sao. Chưa nói đến hiểu được nó hay ở chỗ nào :D.

  3. ttkingdom Says:

    Em xin lỗi trước khi viết comment này. Chắc bác chưa xem phim Oscar bao giờ, hoặc giả dụ có xem mấy năm trước và cũng bình luận kiểu thế này. Nếu nói đến plot holes thì chỉ dành cho những phim bình dân rẻ tiền, mới phải cố gắng giải thích hết mọi thứ, ko giải thích được thì bị xem là dở. Trong các phim đỉnh cao như The Departed hay Crash, Pulp Fiction, các nhân vật cứ bỗng nhiên lăn đùng ra chết, làm cho những con gà đang xem phim cảm thấy khó chịu, bực bội, cần một lời giải đáp. Tất nhiên vẫn có những phim có cốt truyện rất mạch lạc, thông suốt như The Shawshank Redemption hay Michael Clayton. Chẳng có hãng sản xuất phim nào cũng muốn phim mình ai cũng hiểu, ai cũng khen hay, từ châu Á đến châu Phi đều công nhận, đây là giải Oscar, những người chấm giải, khán giả người Mỹ có những background khác, những cách nhìn khác.

    Còn một cái vấn đề khá quan trọng nữa là nhà bác hãy về mà nâng cao trình tiếng Anh của mình đi, yếu quá ko cảm nhận được đâu, rồi hẵng phán “đối thoại, độc thoại rẻ tiền” ;;) ;;) ;;). Hoặc về xem Casblanca, xem tại sao một truyện tình đơn giản như thế mà được bầu chọn là hay nhất thế giới.

    Ko dám lạm bàn về background của bác. Có lẽ là ngành kiến trúc nó cũng ảnh hưởng tới những bias và prejudice ko đáng có đối với nghệ thuật phim ảnh. Chẳng phải là Theatre Studies được xếp vào Social Sciences, còn Architect được xếp vào Design ? ;))


  4. Thấy hài hài vì mọi người ko ai comment bên blog gốc của bài, mà comment bên này.
    Tui thì tui ko phải chuyên về điện ảnh, có sơ sơ lèo tèo vài kiến thức, ko dám vỗ ngực xưng xem 1000 phim, chỉ xem theo ý thích, nhưng cũng biết phim nào hay phim nào dở, và dở chỗ nào, hay chỗ nào. Cho tui nói và hỏi mấy câu:
    1. Quan điểm, cách coi phim của mỗi người khác nhau. Ngay trên IMDB cũng có người khen, chê tới lui những bộ phim dù được bình chọn là hay nhất thời đại. Nên ở đây, tui tôn trọng ý kiến tác giả, ko chỉ trích cá nhân. Mỗi người có một gu riêng, ai hợp gu với ai thì chơi với người đó thôi.
    2. Thật ra coi mấy cái review trên imdb, ko phải cái nào cũng giá trị hết. Như tui coi review xong, tui coi coi reviewer đó review những phim nào khác nữa. Nếu thấy hợp gu thì cảm thấy review đó đáng tin cậy ĐỐI VỚI TUI. Về cái review bạn YoutaM nói đến, tui đã coi mấy cái review của reviewer này ( http://www.imdb.com/user/ur2366009/comments ), và cảm thấy là ko hợp gu lắm ( Juno 1/10, Cold Mountain 5, mà American Dreamz 7, 300 được 9).
    Bạn YoutaM thân mến. Bạn nói bạn đã coi khoảng 1000 phim và review nhạc đủ thứ hết. Bạn có thể cho biết những phim bạn yêu thích và những phim ko thích được ko? Biết để coi có hợp gu ko đó mà.
    3. Về review của bạn, tui cảm thấy bạn đi vào tiểu tiết quá nhiều: tại sao cho Javier xuất hiện kiểu tầm thường như vầy, mà ko sáng tạo gì gì đó, tại sao Ed Tom ko xuất hiện từ đầu dù là nhân vật chính (nếu cho xuất hiện từ đầu chắc Coen Bro sợ bị cho là ko sáng tạo), cảnh đối thoại 2 nhân vật dài 5-6 phút, chỉ có độc một kiểu cắt đi cắt lại hai cái mặt (bạn vui lòng cho ví dụ cái phim nào ko có cái kiểu cắt đi cắt lại 2 cái mặt?).
    4. Bạn thấy sao về cách làm phim ko có soundtrack, chỉ toàn những tiếng động, đặc biệt là lúc truy đuổi giữa tên sát thủ và kẻ cầm tiền, khi chỉ có tiếng bíp bíp khô khốc nhanh dần như nhịp tim, khi chỉ có tiếng bước chân + tiếng bíp lớn dần trước của phòng, còn khán giả thì hồi hộp nín thở cùng với kẻ cầm tiền? Hay khi bạn giật mình trước sự lạnh lùng của tên sát thủ khi dùng bình ga giết 1 người đi đường (ở đầu phim), hay khi hắn đang nói chuyện với 2 người (gì đó, quên mất rồi) rồi mượn súng và bắn 2 phát lạnh lẽo? Tui thì cảm thấy thích thú trước những chi tiết nhanh, bất ngờ, hay những phút nín thở cùng nhân vật như vậy. Có thể bạn nằm nhà xem dvd cảm giác nó khác với việc tui ngồi rạp coi phim chăng? Mong nghe được cao kiến của bạn (ko biết cách làm này có bị cho là ko sáng tạo hay ko)
    5. Và bạn nghĩ gì về comment cuối cùng của PhanXiNe (về cấu trúc kịch bản blah blah blah … mấy cái này cao quá, theo hổng nổi)


  5. Sorry, cái comment này copy paste từ bên blog của Linh gì gì đó, nên thừa câu đầu

  6. YoutaM Says:

    Bạn thân mến, chúng tôi thường chỉ cần phân tích 1 cảnh hoặc 1 trường đoạn thôi để đánh giá chuyên môn của đạo diễn. Những chi tiết mà tôi nói, là những đoạn rất quan trọng mà thường các đạo diễn phải dụng tâm suy nghĩ để xử lý cho đạt hiệu quả . Điều có cần có chuyên môn để hiểu được. Rất tiếc bạn không phải là đối tượng người đọc mà tôi muốn hướng đến .

  7. YoutaM Says:

    And that’s the second funniest joke =))


  8. Đọc cái comment #3 tí nữa chết vì cười he he… (It’s) Monty Python’s funniest joke he he he :))


  9. 1000 film bao gồm 200 tập naruto, Tom & Jerry???? Xin lỗi đã cắt ngang sự hưng phấn của bác nhưng dẫn chứng của bác trong cái entry này hoàn toàn chí là nêu 1 số screen trong film và đem nó ….ra chửi. Hoàn toàn chẳng có 1 ý phân tích gì cho rõ ràng. Bác dựa vào đâu mà bảo những đoạn đồi thoại là học đòi, những đoạn film là thừa thải??? Trình độ của các bác nhận xét film này đáng đạt giải Oscar hơn film kia thì nghe còn đáng tin được chứ chê bai 1 film oscar nominee là rác thì xin lỗi, chưa đủ tuổi. Tương đối những bộ film như thế này là khó nuốt, nhưng bác tự nhận mình là “lão làng” mà lại không nhìn được những dụng ý khác lạ, những thứ gì gọi là phá cách để nó vuơn mình đoạt giải Oscar hay chí ít vì sao nó được nominee thì thành thật chia buồn… bác nên xem lại cái chữ “lão làng” của mình đi là vừa

    Em thành thật thông cảm với bác vì sự bức xúc này, có lẽ bác coi không hiểu nên…
    PS : à theo em thì bác rất hợp với những bộ film này. Rất hay, em xin giới thiệu với bác : Việt nam thì có: Nụ hôn thần chết, gái nhảy…. Nước ngoài thì co: The Marine, Superman 2, Batman begin… =))


  10. loại đối tượng của 1 “nhà phê bình” chuyện nghiệp thật là pro. Nhìn xem các đối tác của nhà bình luận của chúng ta thảo luận với nhau thế nào
    “Xem xong cả tuần mà vẫn chưa hiểu cái phim này đầu cua tai nheo ra sao. Chưa nói đến hiểu được nó hay ở chỗ nào :D.
    “Đọc cái comment #3 tí nữa chết vì cười he he… (It’s) Monty Python’s funniest joke he he he :))”
    Tác phong của chúng ta thật là chuyên nghiệp =))

  11. YoutaM Says:

    @Bụng bự :

    3.
    – Tôi nói về tiểu tiết vì chủ yếu muốn nói về anh em Coen.

    – Việc nhân vật chính xuất hiện làm sao để khán giả chú ý ngay từ đầu, làm theo như thế không phải là thiếu sáng tạo, người ta cần sáng tạo ở chỗ đưa nhân vật đó vào như thế nào chứ không phải khi nào. Cho T.L.Jones vào như NCFOM cũng chả sao cả, nhưng điều đó thể hiện 2 điều: hoặc đạo diễn tuỳ tiền hoặc cố tình làm một cách vô lối như vậy để được gọi có sáng tạo.

    – Có lẽ bạn xem ít phim nên không biết nhiều cách người ta quay các đoạn đối thoại. Chỉ còn biết nói là bạn hãy xem nhiều phim hơn và để ý dùm .

    4. Âm thanh như thế rất bình thường, không có gì mới lạ để gọi là sáng tạo cả. Người làm âm thanh không phải là đạo diễn. Bạn có thể nói là ý đồ của đạo diễn, đúng thế, thực tế là cứ suy nghĩ một chút là có thể nghĩ ra được một khi có đầy đủ phương tiện kỹ thuật trong tay và một người làm hoà âm có trình độ. Cái đó không có gì là cao siêu cả.

    5. Về cấu trúc kịch bản, làm phim là để cho khán giả xem, nếu mà tuỳ tiện thay đổi theo ý mình thì cứ thử nghĩ xem người ta xem thì cảm nhận thế nào về một sự thay đổi trời ơi . Việc đột ngột chuyển tuyến nhân vật cũng không phải là cái gì lạ, VD như Pulp Fiction, nhưng khi xem những phim đó người ta không thấy nó trời ơi . Thêm nữa, ở phim NCFOM này, cấu trúc kịch bản hoàn toàn thông thường và chẳng có gì là thay đổi về tuyến nhân vật như bạn phanxine nói cả, cả 3 người đều là nhân vật chính từ đầu đến cuối.

    Làm phim trước hết cần phải làm có khán giả tập trung và bị lôi cuốn để phút cuối, sau khi xem xong họ mới bắt đầu suy nghĩ. Tôi thực sự nghi ngờ là có ai đó không cảm thấy kỳ kỳ khi nhân vật của Josh Brolin chết lãng xẹt.

  12. pdt Says:

    cái này cũng bình thường.trên đời có đủ loại từ đạo diễn tồi đến bình luận ngu muội. ko nói đến “người xem có kinh nghiệm, một người phê bình lẫn một người có chuyên môn về công việc làm phim” vì ngay cã những ng` tốt nghiệp lớp trg` ỡ những khoa nổi tiếng nhất TG cũng có thể chả ra j` anh nhỉ. âu cũng bthuong thôi. nên ngay cả những ng` ko theo trg` lớp chính quy ngồi luyện công cách xem cả nghìn bộ rồi ngồi thẩm du tư tưởng-“tụi bây là lũ bất tài-oscar là cái đinh j`-thua xa Gái nhảy” cũng có thể thành nhân. chém cha bọn làm film tư bản đi. toàn là lũ học đòi film nghệt thuật. em ủng hộ anh mang Oscar về nước nhà hoặc là nhả phê bình xuất sắc nhất TG.Lịch sử chờ gọi tên anh

  13. YoutaM Says:

    Haha, tôi không còn làm trong ngành kiến trúc nữa mà hiện nay công việc của tôi là biên kịch và đạo diễn, tôi đã theo dõi Oscar trong khoảng 10 năm và đã xem khoảng 1000 phim, không nhiều nhưng đủ để tôi có sự đánh giả kể cả của một người xem có kinh nghiệm, một người phê bình lẫn một người có chuyên môn về công việc làm phim . Cho nên tôi chỉ có thể nói rằng, ý kiến của bạn không có giá trị gì cả. Rất xin lỗi.

  14. tiesuc Says:

    “Haha, tôi không còn làm trong ngành kiến trúc nữa mà hiện nay công việc của tôi là biên kịch và đạo diễn, tôi đã theo dõi Oscar trong khoảng 10 năm và đã xem khoảng 1000 phim, không nhiều nhưng đủ để tôi có sự đánh giả kể cả của một người xem có kinh nghiệm, một người phê bình lẫn một người có chuyên môn về công việc làm phim” :)) <=== nghe giọng vặt đặc nữ tính. Chúc mừng ngày 8/3 :))

  15. kissme Says:

    ối giời, com ment đông vui quá nhỉ?
    Bị đánh hội đồng à 🙂

    Cái phim này chỉ vì nó được quảng cáo là hay, là được Ốt ca, mình mới nhắm mắt nhắm mũi xem. Xem rồi quay lại đọc mấy bài review kiểu vuốt đuôi mà chết sặc (còn cái thằng cha fan xi ne gì mà viết review Beowulf, No country for old men, Enchanted bên cạnh nhau, rồi thêm mấy bài review ngu xuẩn kiếm tiền trên mấy cái báo điện ảnh – nhìn đã chả muốn đọc!)

    Thôi thì trình độ em kém, em đi-éo hiểu gì hết, sợ rồi :))


  16. Comment # 6: cái này không phải second funniest joke mà là The Argument Skit, Episode 29, Series 3, phát năm 1972.
    Buồn cười thế này thì làm sao mà nản được hê hê :))

  17. Darkflames Says:

    cãi nhau với mấy thằng não rỗng chỉ biết tin vào mấy bài quảng cáo trên báo làm đíu gì hả ông …

  18. Hisashi Says:

    Hehe, nản. Xếp anh Batman Begins cạnh Superman 2 (!?!) với lại The Marine, rồi The Departed là đỉnh cao (!?!). Nản, nản, nản phát hãi luôn!


  19. Nghệ thuật là chủ quan! Mỗi người có cái logic của người đó mà không thể dùng logic của người khác để giải thích. Các bộ phim Oscar gần đây chất lượng kém, chủ quan em thấy thế. Đối với em, đã là nghệ thuật đích thực thì làm ra KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐÁNH ĐỐ NGƯỜI XEM mà là để đánh thức sự cảm nhận tức thì từ bên trong của khán giả. Những bộ phim làm người ta không thấy gì, không càm nhận được gì là một bộ phim tồi, những bộ phim mượn cái mẽ rắc rối để lừa người xem là một bộ phim đáng vứt vào sọt rác. Ở đây em nghĩ NCFOM là một phim như thế. Em ghét cay ghét đắng những cái giả tạo và lỗ bịch, mượn cái mẽ màu mè và những lời tâng bốc để kiếm được ít giá trị, cái kiểu cầu kỳ rởm ấy bây giờ nhan nhản ra đấy.
    Nếu muốn đánh giá No Country For Old Men, thì hãy xét đến điều mà các nhà làm phim hướng đến. Ví như họ hướng đến số lượng vé bán ra ngoài rạp thì thôi chẳng cần viết cái bài này làm gì, còn thời gian chửi 1000 phim khác như kiểu Hitman ấy (phim từ videogame, game hay phim bựa rích), nhưng vấn đề là phim của họ lại xuất hiện ở giải thưởng mang tính HÀN LÂM kìa, trong khi bộ phim đó chẳng có tí Hàn Lâm, tí để đời nào.

    ***
    Em kết mỗi Juno 🙂 Rất thông minh, cute XD và sắp coi Sweeny Todd ^^

  20. YoutaM Says:

    Làm gì có sơ hở ngoài lề nào, tìm được cho tiền hehe. Toàn là joker ý mà.

  21. John Cat Says:

    hehheehe
    Chúc mừng mày,
    Hình như một số người tự cho là khi nghe nhạc bác học thì không thể nghe nhạc đường phố. Xem phim hàn lâm thì không được coi hoạt hình. (Nhí nhố nhất là anh chàng Risket không phân biệt được tập phim và bộ phim, tưởng như người ta nói 1000 phim là bao gồm 200 tập phim, vậy chắc cuộc đời chú này phải xem đến vài chục ngàn “bộ phim” rồi ; Kiểu như “tôi đã xem 100 bộ phim ngôi nhà hạnh phúc và 300 bộ phim người giàu cũng khóc” ….hài không? )
    Và khi mấy người kia không thể chê trực tiếp về lý luận khá xác đáng của mày thì họ sẽ bới lông tìm vết để nghiên cứu xem mày đã có những sơ hở gì bên ngoài lề.
    Chúc mừng cho cái gọi là phê bình điện ảnh :))
    @TC
    Nhớ lục cho tao mấy cái phim ngắn hôm nọ đấy

  22. YoutaM Says:

    Watch it and then we’ll talk

  23. Junnie Says:

    Dồi, ngó thấy cái entry này từ lâu lắm dồi, nhưng hôm nay mới có thời gian đọc kĩ.

    Thường thì tớ cũng chả bao giờ quan tâm tới mấy cái kiểu bình luận văn học nghệ thuật thế này thế kia, bởi vì, nghệ thuật nó thuộc một fạm trù rất chi là mông lung, mà tớ hay ví von như là các bà vợ, tuy có thể là cơm hẩm cháo khê với chồng, nhưng rất có thể lại là cao lương mỹ vị với thằng hàng xóm chả hạn. Rất buồn cười, nhỉ. 😉

    Nhất là đối với film ảnh bây giờ thì tớ càng nhất quyết hok thèm bình luận, bởi vì, hok bình luận cũng biết là nó rẻ tiền rồi. Vì sao nó rẻ tiền? Bởi vì, coi xong là quên ngay, chả có một cái ấn tượng jì hết. Kiểu như ăn xong bát cháo, đi tè một fát là hết í mà. Ừh, cứ tạm gọi là nghệ thuật thứ bẩy ngày nay nó rẻ như tô cháo hành của Thị nở đi. 😉

    Hôm nay, tớ cũng hok bình luận về bộ film này, vì mọi người bình luận nó nhiều quá dồi, hơn nữa, tớ cũng chưa có coi, cho nên, hok dám bình luận. Tớ chỉ góp thêm mấy í với bài viết bình luận của bạn mà thôi.

    _ Thứ nhất, bạn giật cái tít, ngu xuẩn nhất của mọi thời đại, đúng chưa? Nhưng trong bài viết của bạn lại có một í, chỉ có những thằng làm film cổ điển nó mới làm như thế. Vậy có nghĩa là những thằng làm film cổ điển, và theo fong cách cổ điển nó cũng ngu xuẩn nhất mọi thời đại? Vậy thì thằng nào sẽ về thứ nhì? Hơn nữa, về mặt nghệ thuật mà nói, thì chưa có ai fát biểu một câu, cổ điển là ngu xuẩn, là vét đĩa cả. 😉 Ngay cả thời trang underwear tân tiến nhất bây giờ của chị em cũng chả fải bắt trước từ cái mốt lá nho vô cùng cổ điển của bà Eva đấy hay sao?

    _ Thứ hai, sau khoảng một fần ba bài viết, hoặc hơn, dành để chửi bới, đúng với lại fong độ của dân Làng ven ha, bạn bắt đầu bắt một lỗi đầu tiên, đó là thằng cha cao thủ bị bắt bởi một thằng nhà quê, xong thằng nhà quê đó lại bị thằng cha cao thủ táng chết. Đoạn này tớ chưa nói là bạn bắt lỗi chuẩn, hay là đáng đồng tiền bát gạo, mà chỉ đề cập tới vấn đề bạn hơi bị tự mâu thuẫn nội tạng, í quên, nghĩa là, câu sau đá câu trước í mà. Câu trước bạn mới nói, tại sao thằng này cao thủ mà để thằng nhà quê bắt, đúng hok? Tới câu sau, lúc thằng nhà quê bị thằng cao thủ giết thì bạn lại vặn, tại sao thằng nhà quê lại quê thế, ngờ nghệch đến thế để cho thằng cao thủ nó thịt? Tất nhiên, với một người như tớ thì hok nói làm jì, nhưng nếu là người fans của bộ film này, thì họ rất có thể nghĩ bạn Chí fèo, cố tình bới bèo ra bọ chét để dè bỉu, v.v. 😉

    Thôi, dài quá dồi, tớ đi ngủ đây. Nếu bạn có hứng thì tớ lại buôn tiếp nghen. Chúc ngày mới vui vẻ.

    Tái fím: sau khi đọc bài này của bạn, chắc fải đi coi bộ film này quá, vì tò mò. 😀

  24. YoutaM Says:

    Ôi giời, bạn Junie ơi, ngôn ngữ chúng ta nói ra không nhất thiết phải đúng ngữ pháp hoặc dịch ra được. Ngôn ngữ nói là để chúng ta hiểu nhau. VD như bạn tôi nói là The funniest joke rồi, thì tôi nói là The second funniest joke. Trước hết bạn tôi có thể hiểu là tôi nhái lại câu đùa đó. Sau nữa là những ai đọc mà hài hước 1 chút cũng sẽ hiểu điều đó. Nó cũng không sai ngữ pháp đâu, bạn có thể kiểm tra thoái mái.

    Cuối cùng là bản chất của tiếng Anh khác tiếng Việt, không phải cái gì cũng đòi dịch ra mới được ,bạn có thể đi hỏi một người bản ngữ là tôi nói vậy họ có hiểu ý tôi hay không, như thế mới đủ chứng minh là tôi dùng sai tiếng Anh. Tôi không quá giỏi tiếng Anh, ngoài việc xem phim ra thì không có nhiều cơ hội ôn luyện (cho nên cố gắng sử dụng nó, cũng là ôn luyện, sai thì mới phải ôn), nhưng cũng đủ dùng, đủ để hiểu lời thoại của NCFOM. So watch it and then we’ll talk.

  25. YoutaM Says:

    Tiếp về vấn đề viết lách. Mỗi lần viết là có một mục đích riêng.

    Ở blog này, tôi muốn chửi anh em Coenetti, những caá tôi viết bạn tưởng là tiểu tiết, nhưng thực ra không phải vậy, nguời ta gọi là lấy dẫn chứng để tôi chứng minh anh em Coenetti là bọn bất tài.

    Với blog về Superstar, mục đích lại khác. Đây là một đoạn review thực sự, tôi không cần biết người ta đọc xong có nhất loạt đi xem hay không, vì chuyện đó không bao giờ xảy ra, ai quan tâm thì đọc thấy thích và xem, thế thôi. Việc của tôi là gì ? Là chỉ cung cấp thông tin một cách khái quát về nội dung, lai lịch và phong cách, còn lại phải dành chỗ dể người xem tự cảm nhận, phải tiết chế để đảm bảo hứng thú cho người nào xem phim. Đó là chỗ khác nhau giữa phê bình phim và tán láo. Khi nào bạn hiểu được điều đó, bạn sẽ trân trọng công việc của chúng tôi hơn.

    Cuối cùng, tôi luôn viết cho người có kiến thức và am hiểu đọc, người nghiên cứu càng tốt. Đó là đối tượng độc giả của tôi.

  26. Junnie Says:

    Ặc ặc, bạn YoutaM ơi, bạn dùng tiếng Anh kiểu như là Watch Film mới lại the second funniest… mà lại cho rằng lời thoại của một film do người Mỹ viết là rẻ tiền thì tớ chưa cần coi film cũng đủ niềm tin mãnh liệt là bạn fê bình film chưa đúng lắm. 😉

    Nói giỡn chơi vậy thôi, chứ đọc bài bạn rất thik, vì sự am hiểu của bạn, tuy nhiên, nếu bạn có thể lý luận chặt chẽ hơn một chút thì nhất định bạn sẽ trở thành một viết reviews cho film xuất sắc.

    Bài bình luận mới của bạn hay, nhưng hơi khô, vì có lẽ bạn thiên về kiến thức nhiều quá, nghĩa là dành cho giới nghiên cứu hơn là dành cho giới hưởng thụ, do vậy, chưa đủ sức hấp dẫn lắm để khiến người ta fải nhất quyết đi coi bộ film đó.

  27. 7|/\/\3 Says:

    hehe, tư tưởng gia hậu hiện đại Darrida có nói 1 câu đại ý thế này: “nghệ thuật là con cặc nứng”.
    Đúng là các đối tượng dịnh tranh luận với bạn Youta ở đây không đủ trình độ tương ứng với bạn vậy. Thật tiếc, thấy kéo dài những 24 comment mà chẳng có j đáng đọc (kể cả comment 25 này) hì hì

  28. Junnie Says:

    Bạn Sỳn ơi, vậy fiền bạn chiển ngữ giùm tớ cái cụm từ đó sang tiếng Việt mới, tiếng Anh của tớ thuộc loại ít xiền, cho nên, hiểu nó hok có nổi. 😀

  29. YoutaM Says:

    Chỉ có thể là bạn tự nâng mình lên chứ tôi không thể hạ tôi xuống được .

  30. Junnie Says:

    Híc, thực ra comments của tớ cũng chỉ là đùa cho vui thôi mà, chứ hok có í jì bắt bẻ cả đâu. Như đã nói, tớ thik đọc những bài viết của bạn, vì nó chứa đựng nhiều thông tin có já trị vậy thôi. Còn trêu đùa là một đặc thù của giới trẻ online mà, hok nên đặt nặng quá mọi vấn đề.

    Nhưng nếu bạn đặt vấn đề một cách nghiêm túc, và nhân tiện đây đang đề cập tới mảng ngôn ngữ, thì tớ có í kiến thế này. Ngôn ngữ với văn hóa bao giờ cũng fải đi kèm với nhau. Bạn rất dễ nhận ra một điều là, nhiều thứ được ca tụng ở ngôn ngữ này, khi dịch ra thứ khác nó lại trở thành rất ngớ ngẩn, rẻ tiền, lố bịch. Bạn dịch hay, chắc là cũng nắm bắt được vấn đề này. Tớ lấy ví dụ như ngạn ngữ, C’est la vie của Fáp. Nó chẳng có cái quái jì cả, và rất có vẻ rẻ tiền, vì ai đi học tiếng Fáp một hai buổi cũng có thể viết nó một cách chuẩn như người Fáp viết, ấy thế mà nó lại thành ra cực kì nổi tiếng, và mang tính triết lý cực cao. Nhưng cũng vì nó chuối quá, nên chả ai nói là, Đó là cuộc đời, that is the life, hay das ist das Leben cả, mà cứ fải là, C’est la vie mới chịu. Bởi vì, khi tách nó ra khỏi văn hóa của nó thì nó sẽ giẫy đành đạch mà chết. Đó là về mặt ngôn ngữ tớ nói sơ qua là như thế.

    Giờ tới cách sử dụng tiếng Anh của bạn. Tất nhiên là cụm The second funniest joke của bạn thì chả có jì là sai, và đọc lên thì ai cũng hiểu đó là một câu đùa, một kiểu đùa rất đặc trưng của những thành viên của những diễn đàn có nhiều thành viên tinh tế, thông minh, dí dỏm kiểu như là Langven chả hạn. Tớ lăng xê thế vì tớ cũng là dân ngụ cư của làng ạ. Nhưng mà chả dám gửi bài. :p Tuy nhiên, nó cũng có sơ hở, để cho tớ dựa vào đó để mà fản đối cái luận điểm của bạn khi cho rằng lời thoại của film là cực kì rẻ tiền. Tất nhiên, khi bạn có thể nói một câu, tuy hok sai về mặt ngữ fáp, nhưng có sơ hở về mặt logic, vì so sánh tuyệt đối nó bao hàm cái nghĩa duy nhất trong đó, thì tại sao lời thoại trong film lại hok thể có những lối chơi chữ đầy ẩn dụ như bạn có thể sử dụng? Hơn nữa, như tớ đã nói, ngôn ngữ bao giờ cũng fải khoác bộ cánh văn hóa lên người, hok thì nó sẽ chết ngay. Huống hồ, thể loại (genre) của film này thuộc dạng Crime/Thriller thì lấy đâu ra những lời thoại kiểu hàn lâm cho bạn. Tuy nhiên, như tớ đã nói, những thứ đi sâu vào lòng mề nhân loại hok nhất thiết cứ fải có một cái áo khoác hàn lâm khoác lên người nó. 😉

    Còn câu Watch it của bạn thì hok có jì là sai, cơ mà nó hok được thuần bản xứ cho lắm, bởi vì, người Anh thường nói là See film hơn là watch film. Nếu Watch the film on the TV thì có lẽ là dễ chấp nhận hơn, vì Watch lúc này là Watch TV, film chỉ là bổ ngữ mà thôi. Hay í của bạn là khuyên tớ nên coi nó ở TV rồi sau đó sẽ bàn luận tiếp?

    Một í nữa là, nếu bạn chê một cái jì đó, nhất là chê thậm chê tệ thì nên dẫn chứng. Bạn buông một fát lời thoại rẻ tiền, mà hok có dẫn chứng, fân tích jì cả thì làm sao thuyết fục được.

    Ừhm, hy vọng là, thỉnh thoảng bạn bỏ chút thời gian viết mấy bài thâm thấp một chút cho dân ngoại đạo như tớ được mở mang tầm mắt, với lại có cơ hội ném đá nữa chứ. :p

    Chúc bạn một ngày vui vẻ nghen.


  31. Dùng “the second funniest joke” thì có cái gì sai/buồn cười/chối/nuốt không trôi mà bạn Junnie phải “ặc ặc” thế nhỉ? Mà mình thấy trình độ tiếng Anh của bạn qua cái blast rồi, rất chi là đáng nể he he

  32. la t Says:

    Me kiep thang nay an cai gi ma tu tin vay, coi nhieu phim qua gioi qua thi di lam phim di chu dung co ngoi ma phe phan khong. Cai mieng noi to thi ban than cung phai co chut thanh tich thi nguoi khac moi phuc. Ngon thi lam mot bo phim Vietnma nao doat giai osca di.

  33. Thanh Son P Says:

    Ôi! Bác YoutaM giỏi quá! Chứ như mấy cái thằng BGK chấm giải Oscar ấy à, ngu bỏ mịe bác nhể? Đéo phân biệt nổi phim nào hay, phim nào ko hay bác nhể! Tởm!

  34. Thanh Son P Says:

    Em mới vào xem các English comments về phim NCFOM ở Youtube, em thấy người khen kẻ chê, tỉ lệ 50-50. Chả bít đúng sai thế lào, nhưng em nghĩ tình trạng này cho thấy phim này ko xứng đáng đoạt Oscar rồi. Em nghĩ là phim đoạt Oscar là phải chiếm được cảm tình của số đông khán giả chứ nhể? Như là Titanic, Ben Hur, v.v… các bác xem có mấy ai chê đâu? Cho nên em thấy bác YoutaM nói có phần đúng đấy! Em ủng hộ bác!

  35. Thanh Son P Says:

    Cho các bác đọc thêm cái này nữa nè để tham khảo:

    Oscar 2008 kém thu hút khán giả nhất từ 34 năm nay

    Theo số liệu mới công bố, lễ trao giải Oscar 2008 kém hấp dẫn người xem truyền hình nhất kể từ năm 1974 (chỉ tính khán giả ở Mỹ).

    Có 32 triệu khán giả ngồi trước kênh truyền hình ABC trong suốt hơn ba giờ đồng hồ diễn ra lễ trao tượng vàng tại nhà hát Kodak. Đây là số liệu của Công ty Nielsen Media Research và theo thông cáo của ABC. Hằng năm, sau lễ trao giải hai ngày thường có con số khán giả theo dõi lễ trao giải Oscar. Gần nhất là lễ trao giải Oscar lần thứ 79 (năm 2007), khán giả xem giải Oscar lần thứ 79 là 41 triệu người.

    Năm 2003 với con số 33,04 triệu khán giả đã là điều tồi tệ nhất cho tới thời điểm bấy giờ, bởi Oscar 2003 chỉ diễn ra vài ngày trước sự kiện liên quân Anh – Mỹ đổ bộ vào Iraq.

    Kỷ lục cho tới nay vẫn là 55,25 triệu khán giả (1998) với sự đăng quang của Titanic, doanh thu ở các rạp Bắc Mỹ lên tới 600 triệu USD. Trái ngược so với năm nay, trong số các phim chính tranh giải, chỉ riêng Juno đạt doanh thu 100 triệu USD tại các rạp, hơn cả bộ phim đoạt bốn giải Oscar trong đó có Oscar cho phim xuất sắc nhất No country for old men .

    NGỌC XA LA (Theo AFP)

  36. YoutaM Says:

    Tao cần đéo gì mày phục.

    Ờ mà mày muốn chửi tao thì làm cái gì đó cho nó ngon đi tao xem nào. mày là thằng chó ngon lành nào đây ? chó đẻ ra mày à ? nếu thế thì mày ngon, tao nể đấy

  37. YoutaM Says:

    trời, đi nấu cơm đi em ơi, cái này hết kịch từ lâu rời :))


  38. @junnie: xin lỗi đi, tô cháo hành của Thị Nở ko rẻ đâu, tô cháo đánh thức cảm quan của con ng, khơi lại mọi ước mơ của 1 tên lưu manh, có phải ai cũng làm đc đâu.đã tự nhận là ko biết, ko hiểu thì bạn đừng cm linh tinh. ở đây đã đủ dầu với lửa lắm rồi


  39. định cm dài dài nhưng thấy chả còn mấy ng quan tâm nữa về vđề chính mà cứ chăm chăm kick nhau nên em thôi, lại thêm dầu vào lửa thì khốn

  40. BiBi ZonZon Says:

    bác vít blog này trình nhùn quá

  41. BiBi ZonZon Says:

    “hiện nay công việc của tôi là biên kịch và đạo diễn, tôi đã theo dõi Oscar trong khoảng 10 năm và đã xem khoảng 1000 phim, không nhiều nhưng đủ để tôi có sự đánh giả kể cả của một người xem có kinh nghiệm, một người phê bình lẫn một người có chuyên môn về công việc làm phim”. Bác cho e xin tên, hoặc bút danh. Trong vòng 10 năm nhé, có nhiều quá k, để e xem tên bác có được réo lên trên 1 giải thưởng trong nước và quốc tế nào k nhé . Bác chê 1 film oscar tồi tệ như thế là e bít trình bác rồi .

  42. MoonChild Says:

    Theo ý kiến của riêng tôi, một khi bạn đã viết review có tính phân tích thì nên dùng ngôn ngữ tế nhị một chút, nếu không bài viết thực sự đọc không khác mấy những đoạn tóm tắt, phê bình giật gân trên tạp chí.

    Bạn phàn nàn nhiều về tính phi logic của phim, và cái pseudo-intellectual. Tôi không phải là chuyên gia về anything extremely intellectual, nhưng tôi có đọc một lý giải về ý nghĩa của phim, đó là sự nhấn mạnh vào tính ngẫu nhiên (randomness) của cuộc sống. Vì sao anh cảnh sát ngốc đến nỗi ngồi quay lưng về phí Aton? Vì sao Moss giỏi thế mà cuối cùng vẫn bị bắn chết (lại còn không hiểu bị bắn chết bằng cách nào)?.. Vì sao Anton thận trọng thế mà cuối phim bị ô tô đâm lòi xương cánh tay?

    Có thể tôi nằm trong thiểu số, nhưng tôi thấy hoàn toàn bị hấp dẫn bởi bộ phim từ đầu tới cuối, 90 phút hoặc hơn.

    Có lẽ các nhà chấm giải Oscar đã quá mệt mỏi với những tác phẩm màu mè nên bị thôi miên bởi bộ phim “quá đơn giản” này chăng?

    Và đừng vội đánh giá Scorsesse là tài năng cạn kiệt.


Leave a comment